Full width home advertisement

Post Page Advertisement [Top]

Một Số Khái Niệm Về Quan Sát

Quan sát là một hoạt động của trí tuệ và diễn ra theo một quá trình, kỹ năng quan sát rất quan trọng đối với con người trong cuộc sống, dưới đây là một số khái niệm về quan sát:
Kỹ năng quan sát
Quan sát đòi hỏi sự chú ý và nhận thức của người quan sát. Quan sát luôn có chủ ý, và bị ảnh hưởng bởi những giả định.
Người quan sát tiến hành quan sát có mục đích và đôi khi đối tượng được quan sát cũng có mục đích.
Khi ai đó quan sát một sự kiện hay quan sát các cá nhân trong sự kiện đó, người này cũng tham gia ở một mức độ nhất định vào sự kiện đó: vào trước, trong và sau sự kiện đó.
Quan sát bổ sung cho lắng nghe trong việc tiếp nhận thông tin từ bên ngoài. Quan sát là một hình thức khác của lắng nghe.
Một sự quan sát chính xác và nhạy bén có thể cung cấp thêm thông tin về những gì tiềm ẩn bên trong những điều được nói ra.
Quan sát là một hoạt động của tinh thần, nó giúp chúng ta ý thức về những góc độ khác của giao tiếp.
Mục Đích Của Quan Sát Trong Quá Trình Giao Tiếp Và Phục Vụ Bạn Đọc

Để nắm bắt nhu cầu và động cơ của bạn đọc
Để đánh giá kiến thức, thái độ, quan điểm, tình trạng, tinh thần bạn đọc
Để phân tích một quá trình giao tiếp với bạn đọc
Để thu thập thông tin
Để cung cấp thông tin phản hồi về cách thức tiến hành một quá trình, để đưa ra các chiến lược làm cho quá trình đó trở nên hiệu quả hơn
Quá Trình Quan Sát

Trước sự kiện:Người quan sát xác định mục tiêu quan sát và lí do tiến hành quan sát, và có thể đặt ra các tiêu chí quan sát.
Trong sự kiện diễn ra:Người quan sát chăm chú theo dõi các hoạt động động diễn ra và cách thức diễn ra (diễn ra như thế nào) và lưu các thông tin trong đầu hay bằng cách ghi chép.
Sau sự kiện diễn ra:Người quan sát sử dụng cá thông tin lưu lại để hoàn tất quá trình quan sát đã chủ định. Người quan sát dùng thông tin thu được để phân tích những gì rút ra từ sự quan sát.
Tóm Tắt Các Bước Trong Quá Trình Quan Sát

1. Chuẩn bị trước khi quan sát (đặt ra mục tiêu và tiêu chí)
2. Quan sát
3. Sử dụng những gì quan sát được để hoàn thành mục tiêu đặt ra ban đầu
Phát Triển Kỹ Năng Quan Sát Hiệu Quả

Quan sát chung
Quan sát kết hợp với lắng nghe và suy ngẫm
Quan sát từ nhiều góc độ, khía cạnh
Quan sát khách quan, không nên áp đặt, thoát khỏi tâm trạng riêng tư, tránh dùng khung tham chiếu của cá nhân: định kiến, quan niệm, kinh nghiệm…
Quan sát kết hợp xử lý thông tin (liên hệ, so sánh…)
Quan sát liên tục
Khi quan sát, tạo cơ hội cho phản hồi
Thái độ quan sát: thân thiện, cởi mở, vẻ mặt vui vẻ, ánh mắt trìu mến, khuyến khích
Cần quan sát gì khi giao tiếp và phục vụ bạn đọc:
Kiến thức, thái độ bạn đọc
Niềm tin của bạn đọc đối với cán bộ thủ thư
Những phản ứng của bạn đọc
Mức độ hiểu lời hướng dẫn của cán bộ thư viện
Mức độ tuân thủ hướng dẫn
Mong muốn
Mức độ hài lòng
Những Yếu Tố Cản Trở Sự Quan Sát Của Cán Bộ Thủ Thư

Yếu tố chủ quan:
Không biết mình cần phải quan sát những gì
Không cho rằng quan sát là cần thiết
Chỉ quan tâm đến mình muốn nói gì với bạn đọc
Chưa quan tâm đến tâm lý bạn đọc
Phân biệt đối xử
Yếu tố khách quan:
Thể trạng mệt mỏi
Áp lực về số lượng bạn đọc quá đông à thiếu thời gian
Thiếu điều kiện quan sát: ánh sáng, không gian, vị trí
Cán Bộ Thủ Thư Nên Có Những Phản Ứng Gì Sau Quan Sát?

Điều chỉnh thái độ ứng xử với bạn đọc
Điều chỉnh giọng nói, cử chỉ của mình
Hướng dẫn lại khi bạn đọc chưa rõ/chưa tuân thủ đúng các nguyên tắc thư viện hoặc các thao tác tìm kiếm thông tin trên internet
Khuyến khích bạn đọc
Giải thích rõ khi bạn đọc còn có những băn khoăn, thắc mắc
Tạo cơ hội cho bạn đọc phản hồi
Không vội vàng đưa ra các quyết định can thiệp/phản ứng trước khi phân tích được ý nghĩa chính xác của các biểu hiện quan sát được từ bạn đọc
Các Tìm Kiếm Liên Quan Đến Kỹ Năng Quan Sát:

Kỹ Năng Giám Sát Công Việc

Kỹ Năng Quan Sát Trong Giao Tiếp

Kỹ Năng Quan Sát Là Gì

Kỹ Năng Quan Sát Nhân Sự

Kỹ Năng Quan Sát Quản Lý

Tiểu Thuyết Kỹ Năng Quan Sát

Khả Năng Quan Sát

Những Kỹ Năng Không Thể Thiếu

Bottom Ad [Post Page]

| Designed by Colorlib