Full width home advertisement

Post Page Advertisement [Top]

Thương hiệu không chỉ gắn với sản phẩm mà nó có thể gắn với bất kỳ tổ chức, địa danh nào, thậm chí cả con người. Xây dựng thương hiệu thành công là điều mà mỗi người chúng ta đều mong muốn đạt được. Tuy nhiên trên con đường dẫn tới sự thành công có vô vàn khó khăn mà không phải ai cũng có thể vượt qua. Để có được sự thành công đó, việc xây dựng cho mình một thương hiệu cá nhân là vô cùng quan trọng.
Xây dựng thương hiệu cá nhân và thương hiệu doanh nghiệp có nhiều điểm tương đồng. Điểm khác biệt lớn nhất chính là doanh nghiệp quảng bá sản phẩm hay dịch vụ, trong khi thương hiệu cá nhân tập trung vào quảng bá hình ảnh của chính bạn.


Tạo dựng được thương hiệu cá nhân là một việc quan trọng và cần thiết cho mỗi người. Cho dù với mục tiêu khác nhau như giúp bạn tìm kiếm một công việc tốt hơn hay có thêm những khách hàng mới, thương hiệu sẽ là một nhân tố quan trọng trong sự thành công của bạn.

1. Định vị bản thân: Bạn là ai?


- Kỷ năng của bạn: Năng lực, học vấn, kinh nghiệm chuyên môn.

- Sự đam mê: Đam mê, nhiệt huyết, cá tính là mấu chốt tạo nên thương hiệu mạnh

- Thế mạnh bản thân: Xác định thế mạnh, điểm riêng khác biệt dể tạo sự thành công.

2. Trong mắt mọi người bạn được đánh giá như thế nào?


- Mối quan hệ cá nhân: Bạn bè nói gì về bạn.

- Mối quan hệ công việc: Đồng nghiệp khách hàng nói gì về bạn.

- Sự nổi tiếng online: Bạn có được tìm kiếm nhiều Online.

3. Mục tiêu – tầm nhìn bạn muốn đạt được là gì?


- Lĩnh vực kinh doanh: Tạo được sản phẩm, dịch vụ của riêng bạn.

- Thị trường của bạn: Chọn chính xác thị trường mục tiêu của bạn.

- Phong cách của bạn: Hoặch định truyền thông một cách rỏ ràng và nhanh chóng.

4. Kiến tạo thương hiệu


- Đặt tên và sáng tạo Slogan thể hiện chính xác về bạn đảm bảo yếu tố đơn giản dễ nhớ.

- Chọn màu sắc, thiết kế logo, thiết kế nhận diện thương hiệu thể hiện chính xác con người bạn.

- Tạo ra câu chuyện thương hiệu chính bạn.

5. Tạo dụng “hệ sinh thái” của bạn


- “Căn nhà” của bạn: Tạo Blog là nơi trung tâm để bạn có thể kết nối truyền thông với mọi người.

- “Công viên” của bạn: Sử dụng Mạng xã hội chia sẽ và kết nối.

- “Nhà hát và câu lặc bộ”: Sử dụng kênh truyền thông xã hội chia sẽ nội dung của bạn.

6. Tạo mối quan hệ:


- Người ảnh hưởng: Hãy đi theo các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực của bạn để học hỏi và tạo mối quan hệ.

- Cộng đồng: Chủ động tham gia cộng đồng trong lĩnh vực của bạn

- Offline: Tham gia các sự kiện Offline trong lĩnh vực của bạn.

7. Xây dựng nội dung:


- Blog: Đăng cái bài viết hay và cập nhật thường xuyên.

- Kênh truyền thông xã hội: Tạo và chia sẽ các nội dung để tạo hiệu ứng lan truyền trên mạng.

- Mạng xã hội: Thay đổi cách viết của bạn tùy theo mạng xã hội

8. Tạo nối kết và chia sẽ:


- Đối thoại: Tham gia đối thoại với các thành viên trên mạng xã hội.

- Bình luận: Tham gia bình luận có giá trị trong các blog chuyên ngành.

- Chia sẽ: Chia sẽ nội dung có giá trị trên blog hay kênh của người khác.

9. Lắng nghe và theo dỏi:


- Tin tức: Lưu trữ các bài viết về bạn trên mạng.

- Sự phê phán: Lắng nghe và ứng xử các phê bình một cách chuyên nghiệp.

- Theo dỏi: Theo dỏi và ghi nhận lại các hoạt động tạo dựng xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn.

Bottom Ad [Post Page]

| Designed by Colorlib