1. Vạch ra một ngân sách và kiên quyết thực hiện đến cùng
Bạn hãy tiêu xài ít hơn khoản bạn làm ra, vì thế cắt giảm chi phí và/ hay và hãy tìm cách để tăng thu nhập hơn là vay mượn để thanh toán hóa đơn hàng tháng hoặc chi trả cho những hàng hóa tiêu dùng.
2. Hiểu nguồn vốn sở hữu của bạn
Nguồn vốn sở hữu cùa bạn là sự khác biệt giữa cái bạn có và cái bạn nợ. Hãy đặt mục tiêu tăng trường nó.
3. Chỉ mượn khoản bạn cần, và hiểu chi phí thực của khoản nợ của bạn.
Giá trị thực khoản nợ của bạn có thể cao hơn rõ rệt, ví dụ như lãi suất thanh toán có thể tăng tổng chi phí của việc mua hàng.
4. Chi trả nợ
Thanh toán các khoản nợ lãi suất cao trước, như thẻ tín dụng và và thuê mua. Trả lại nợ mua nhà trả góp nhanh trong khả năng của bạn khi bạn có thể, và kết quả là bạn có thể trả ít hơn đến vài chục triệu đồng nói chung.
5. Để dành cho quỹ khẩn cấp
Hoặc để dành một “khoản dư tiền mặt” là một phần trong 2 đến 3 tháng thu nhập. Đây là điều nên làm ngay cả khi bạn đã thanh toán xong các khoản nợ mua nhà trả góp, nhưng không nên làm nếu bạn vẫn còn các khoản nợ lãi suất cao chưa thanh toán). Khoản này sẽ giúp bạn có tiền chi trả khi xe hư, hay bị thất nghiệp.
6. Khi bạn đã trả xong các khoản nợ lãi suất cao, hãy bắt đầu để dành tiết kiệm định kỳ ngắn hạn.
Tiết kiệm ngắn hạn bao gồm tiết kiệm tiền cho một khoản đặt cọc, một chuyến du lịch hay một khoản lớn để đầu tư.
7. Bảo vệ tài sản của bạn
Hãy mua một hợp đồng bảo hiểm, làm di chúc và tìm hiểu xem nếu ký thác đầu tư là thích hợp cho bạn hay không.
8. Hãy lên kế hoạch tài chính cho việc nghỉ hưu
Nếu bạn được tham gia các chương trình tiết kiệm tại chỗ làm thì hãy nghiêm túc cân nhắc (ngay cả khi bạn vẫn còn đang nợ), đặc biệt khi người sử dụng lao động sẽ tham gia đóng góp vào chương trình này.
9. Hãy cân nhắc đầu tư để đồng tiền phục vụ cho bạn
Đầu tư không phải chỉ là chuyện của người giàu có.
10. Hãy dạy cho con cái hiểu giá trị của đồng tiền
Khi bọn trẻ nhận thức được giá trị của đồng tiền sớm, chúng sẽ có những quyết định về tài chính đúng đắn hơn.