3 sai lầm chính khi làm hồ thủy sinh
Để giúp những bạn mới bước vào thế giới thực vật thủy sinh, tôi xin chọn ra 3 điều sai lầm chính mà những người mới chơi hồ thực vật thủy sinh hoặc mới chuyển đổi hồ cá cảnh đơn thuần thành hồ cá cảnh có thực vật thủy sinh thường mắc phải. Cứ xem như đây là khóa hướng dẫn hạ cánh an toàn trong nghề chơi để hạn chế thiệt hại do "ngu phí " cao. Đa số những sai lầm này của chúng ta thường dẫn đến kết quả đáng buồn là cây cỏ thủy sinh từ từ lên đường sau vài tuần ngắc ngoải... và với những người không hay nản chí và không chịu thua ngay lần đầu thì... tiến trình này (set up lại hồ, trồng cây mới...) cứ lập đi lập lại... cho đến khi hoặc lòng kiên nhẫn của ta hoặc túi tiền của ta cạn kiệt! Thường thì các điều sai lầm này có nguyên nhân từ những lời xúi bậy của những người (nhân viên) ở các cửa hàng cá cảnh - vật nuôi, những kẻ chả biết cóc khô gì về thực vật thủy sinh... thậm chí họ còn bán cho ta các loại cây thủy sinh dỏm nữa! Rất nhiều người mới chơi đầy tiềm năng đã ngoảnh mặt đi đối với thế giới thủy sinh chỉ vì xui xẻo nhận được những lời xúi dại đó cũng như vì 3 điều sai lầm sau đây:
1. Nhưng tôi thấy hồ của tôi đủ sáng đấy chứ! Thường thì người ta cứ cố trồng cây thủy sinh với nguồn sáng sẵn có (trang bị kèm theo hồ cá cảnh) của hồ hoặc là mua một bộ đèn có sẵn bóng với giá rẻ cho mục đích chung chung! Đôi khi hệ thống chiếu sáng đó chỉ là 1 bóng huỳnh quang có công xuất khoảng 15w hay 20w mà thôi (với bước sóng và nhiệt độ màu không phù hợp, nó chỉ đem lại sự lãng phí về điện năng, tăng nhiệt độ nước hồ, gây rêu hại mà thôi). Một trong những yếu tố then chốt để trồng cây thủy sinh là ánh sáng. Cây cần ánh sáng để quang hợp, không có ánh sáng, cây sẽ chỉ tồn tại vài ngày hoặc vài tuần bằng năng lượng dự trữ của nó rồi từ từ tàn lụi, chết đi. Nhiều người còn bị đánh lừa bởi những lời khuyên tầm bậy rằng hệ thống chiếu sáng được cung cấp kèm theo hồ đủ đáp ứng như cầu quang hợp của cây thủy sinh. Thật ra thứ đèn được cung cấp kèm theo đó chỉ có thể trồng Rêu cá đẻ và đôi khi Dương Sỉ thừơng (dương Sỉ Java), nhưng cây sống rất èo uột! Nếu bạn thích cây thủy sinh của bạn xấu xí, èo uột, cao lỏng khỏng lêu đêu thì xin mời bạn cứ thử. Không cần biết hồ của bạn trông rực rỡ thế nào dưới ánh đèn đó... đảm bảo là thiếu sáng! Cây chỉ sử dụng một vài màu chuyên biệt trong dãy quang phổ để quang hợp, thường là trong dãy các màu đỏ và xanh trong quang phổ. Mắt người chỉ nhận biết tốt màu xanh trong quang phổ. Vì vậy đôi khi trông có vẻ sáng rực rỡ lại không thích hợp và đủ cho các lòai thực vật. Luôn luôn nên chọn bóng có quang phổ tòan phần (full spectrum) hoặc bóng chuyên dùng cho việc trồng cây thủy sinh và phải đạt công xuất tối thiểu 1.5w–2w / gallon để có thể đáp ứng nhu cầu căn bản của các lọai thực vật thông thường trong hồ thủy sinh. Mặc dù đây chưa phải là nguyên tắc bất di bất dịch trong tính tóan lượng – công xuất ánh sáng cần thiết cho hồ thủy sinh, và cách tính tóan này tỏ ra không chính xác lắm với những hồ quá nhỏ (dưới 10 gallons) hoặc quá lớn (trên 75 gallons), vẫn có thể xem nó như kim chỉ nam cho người chơi. Dưới đây là bản phân tích chất lượng ánh sáng cho cây thủy sinh tương ứng với từng mức công xuất ánh sáng:
- 0–1.5w/gallon: rất yếu – có lẽ chả thứ cây thủy sinh gì sống nổi.
- 1.5–2w/gallon: Yếu – các lọai cây thích nghi cao sống được, mọc chậm.
- 2-3w/gallon: trung bình – đa số cây thủy sinh phát triển tốt.
- 3+ w/gallon: mạnh – tất cả các lọai thực vật thủy sinh phát triển tốt.
Có một điểm phải tính đến ở đây... đó là ảnh hưởng của các mức ánh sáng khác nhau trên cùng một lọai cây. Chính điều này thường dẫn ta đến sai lầm thứ 2.
2. Nhưng tôi nghĩ ánh sáng mạnh = hồ đẹp! Cứ cho là bạn thoải mái trong vấn đề tài chính và bạn quyết định mua một bộ đèn đắt tiền có công xuất cao cho hồ thủy sinh của bạn. Sau đó trồng ít cây vào hồ rồi ung dung ngồi rung đùi ngắm chờ cây phát triển, đúng không? SAI! Ánh sáng trong hồ thực vật thủy sinh được ví như chân ga trong xe hơi, bạn nhấn ga càng nhiều xe càng phi nhanh, nhưng mọi thừ cũng nhanh chóng vượt tầm kiểm sóat... khi đó mọi việc trở nên xấu đi! Không phải có hệ thống chiếu sáng mạnh bao giờ cũng là tối ưu, nhất là đối với những ngừơi mới làm quen với hồ thực vật thủy sinh! Những hiểu biết cơ bản nhất về sự chuyển hóa – trao đổi chất của thực vật nói chung và thực vật thủy sinh nói riêng là rất cần thiết trong chuyện này (đừng lo, tôi sẽ không quá chi tiết trong vấn đề này). Thực vật cần một mớ các lọai nguyên liệu và năng lượng để cho ra thành phẩm (lá mới, ngọn mới...). Nguyên liệu ở đây là các dưỡng chất đa lượng, vi lượng, các nguyên tố cần cho sự phát triển, và năng lượng chính là ánh sáng. Nếu thiếu một trong các yếu tố trên, tòan bộ quá trình chuyển hóa của cây sẽ lập tức ngưng trệ. Quan trọng hơn nữa... hay có thể nói là tệ hại hơn nữa... là chính việc này (lắp hệ thống ánh sáng mạnh) sẽ kích họat hệ sinh thái trong hồ thủy sinh họat động ở tần xuất cao. Cây thủy sinh sẽ ngưng chuyển hóa – trao đổi chất ngay khi nó thiếu hụt bất cứ chất nào nó cần cho quá trình này. Nếu song song với việc lắp hệ thống đèn tốt mà bạn không bổ sung dinh dưỡng (phân bón) cho cây thủy sinh... bạn sẽ thấy ngay hậu quả là chính hệ thống đèn đắt tiền chất lượng cao đó chỉ làm được mỗi một việc là kích thích sự bùng phát của tảo hại trong hồ thủy sinh, rất nhanh, vô cùng nhanh! Vì lý do đó, tôi khuyên bạn nên chọn hệ thống đèn từ trung bình đến yếu cho những lần set up hồ thủy sinh đầu tiên. Khi đó, bạn sẽ không cần bổ sung phân bón, dinh dưỡng cho cây nhiều, mọi thứ sẽ không vượt khỏi tầm kiểm sóat quá nhanh. Nên nhớ là rất khó phục hồi sau khi bị tảo hại hòanh hành nặng nề. Vì có nhiều lọai tảo hại gần như không thể lọai trừ một khi chúng đã xuất hiện. Tôi từng nghe kể nhiều trường hợp đau lòng là ngườI chơi buộc phải phá dỡ bỏ hòan tòan và làm lại từ đầu vì dính chưởng rêu tảo hại. Bạn phải phòng tránh điều này ngay từ đầu đấy!
3. Ủa nhưng người bán nói chúng là cây thủy sinh mà? Nhiều cửa hàng cá cảnh bán cây thủy sinh và... vấn để ở đây là có nhiều cửa hàng cũng bán cả những lọai cây thủy sinh dzỏm!!! Cái này thì phảI nhờ vào kinh nghiệm bản thân thôi... trừ khi người bán có lương tâm... còn không thì điều gì cũng có thể xảy ra. Nhiều lọai cây không thực sự sống ngập chìm dưới nước, nhưng vẫn có thể tồn tại vài tuần, thậm chí vài tháng hay cả năm sau mới chết. Dù cho chúng có đẹp thế nào chăng nữa... khi ta mua phải những lọai như vậy xem như là đã lãng phí rồi! Có vài lọai như vậy luôn xuất hiện Chừng nào bạn có thể tránh được 3 điều sai lầm cơ bản trên, là bạn đã có bước khởi đầu tốt đẹp với thú chơi hồ thực vật thủy sinh tuyệt vời rồi đó. Tiến trình kế tiếp sẽ là việc đặt cược tiếp tục cho những thử nghiệm với các lọai cây khó hơn, bố cục phức tạp hơn, kỹ thuật cao hơn. Dù vô cùng gian nan, bạn cứ mạnh dạn thử nghiệm đi rồi thành công sẽ mỉm cười với bạn, phần thưởng sẽ là sự sống động lung linh của một thế giới thủy sinh thu nhỏ mà bạn không muốn rời mắt.
Author: cacanhkimlong