Sự hoạt động độc lập của ngón tay khi chơi ghitar phần I

Điều quan trọng là các ngón tay phải có thể hoạt động được độc lập với nhau. Các bài tập sau đây được đặt ra để gia tăng khả năng linh hoạt của các ngón tay theo đường thẳng lẫn đường ngang. Một số được hợp nhất vào trong bài tập “Khởi động ngón hàng ngày”.
#1
Đặt các ngón tay cố định trên dây thứ ba. Đàn các nốt nhạc chỉ định (trong khi vẫn giữ nguyên các ngón cố định) với ngón tự do. Trong trường hợp này – xem nhạc – là bấm ngón 2, 3 và 4 trên dây số 3 và dung ngón 1 bấm chận nốt rê và mi và đàn hai nốt ngạc này… Để đàn tốt, các ngón bấm cố định phải bấm chặt trong khi ngón bấm chận theo đường thẳng phải nằm đè nhẹ trên dây đàn. Các nốt nhạc ở phím thứ năm trở lên dễ bấm hơn bởi vì các phím đàn gần nhau và do đó các ngón ít bị mỏi hơn trong thời gian luyện tập lâu.
#2
Bây giờ chúng ta bấm cố định hai ngón và di chuyển hai ngón tay còn lại theo nốt nhạc. Các nguyên tắc tương tự được áp dụng ở đây là: hai ngón bấm cố định phải giữ chặt  trong khi hai ngón di động còn lại bấm càng nhẹ càng tốt (tiếng vẫn phải kêu rõ ). Bạn sẽ có thể gặp nhiều cảm giác căng lúc tập bài này cho nên bắt đầu tập một cách chậm và tập trung vào công việc duỗi cơ khi phải bấm các nốt xa nhau. Sau cùng, giữ lại nốt nhạc bè trầm thứ nhì cho đúng trường độ của nó trong khi di chuyển ngón kế lên nốt bè cao, và tương tự giữ nốt nhạc bè cao thứ nhì đúng trường đọ khi chuyển ngón còn lại đến bè trầm, v.v…
#3 – Nghịch biến
Bạn nên tập bài này trong hai cách:
Trước tiên, đàn mỗi nốt bè (nốt cặp) theo kiểu Staccato, tức là đàn ngắt âm, đàn tách các bè với nhau. Bạn sẽ có cảm giác các ngón tay nhẩy lướt trên các bàn phím đàn mỗi khi chuyển nhạc. Nhớ đừng bao giờ đừng nhấc các ngón tay cao quá một inch mỗi khi chuyển nhạc. Mỗi khi đàn xong một nốt bè, lập tức nhấc ngón lên và chuyển sẵn bên trên các nốt bè kế. Lúc đầu nên tập chậm rồi tăng tốc độ từ từ lên.
Bước kế tiếp là đàn các nốt bè theo cách “Legato” tức êm dịu, các nốt nhạc như liền nhau khi các ngón được chuyển từ nốt bè này sang nốt bè nọ. Để đạt được điều này, đừng vội vàng chuyển khi trường độ chưa gần hết. Hình dung ra nơi các ngón sẽ đến rồi mới chuyển.
#4 – Cách tạo luyến bồi âm theo chiều ngang
Bài tập này có nghĩa là lấy một nốt nhạc làm chuẩn rồi từ đó cứ luyến bồi tiếp các nốt nhạc kế. Điều quan trọng là phải luyến sao cho âm vang rõ ràng. Nhớ khi đàn mỗi nốt xong là phải nhấc lên và thả lỏng ngón tay. Để kiểm soát được những điều này trước tiên nên tập ở mức độ chậm. Theo tôi tốt nhất là bạn nên để máy đo nhịp ở tốc độ = 60!
Chú ý: Nếu bạn có cảm giác đau ở bàn tay, cổ tay, hai cánh tay,hãy ngừng lại và nghỉ!
Dĩ nhiên, cố gắng phân biệt thế nào là căng đau và thế nào là mệt mỏi. Cái điểm chung của bài tập này là gia tăng sức chịu đựng cho đôi bàn tay và bắt một số bắp thịt mà trước đây chưa từng làm việc phải làm việc. Nếu bàn tay bị mỏi sau khi tập dượt, đây là chuyện bình thường. Tuy nhiên đau không phải là chuyện thường và cách tốt nhất là ngưng chơi.
Tôi cũng đề nghị bạn nghỉ dừng khoảng năm phút hay hơn giữa từng bài tập cho đến khi cảm giác mỏi tan biến đi, rồi lại bắt đầu. Bạn có thể tập bài mớihay tập lại bài cũ. Nếu bạn thấy một số bài tập về duỗi ngón tay có vẻ khó thì hãy bỏ qua. Sau này có thể bạn sẽ quay lại tập. Nói chung là không nên gò bó trong lúc tập.
 #5 – Bài tập lý tưởng của Odair
Tôi không chắc đây có phải là bài tập lý tưởng của Odair hay không.Tuy nhiên tôi mượn bài này từ Odair Assad khi nghe anh và người anh Sergio nói rằng học sinh họ rất thích tập bài này trong các lớp cao cấp. Đây là một sự giải thích. Nên nhớ rằng bạn phải giữ nốt đúng như đã chỉ định.

#6 – Con nhện
Đây là chuyện đùa. Bài tập được gọi là con nhện bởi vì khi tập các ngón tay di chuyển giống như một con nhện đang bò ngược lên trên cần đàn. Lời giải thích trông rất nghệ sĩ phải không?
Khi bạn nhấc một cặp ngón tay lên, ngay tức thì chuyển nó vào vị trí lên trên những nốt muốn đàn.

CHẬN HỢP ÂM

Đánh nhiều hợp âm chận quá sẽ là điều chán. Tuy nhiên, nếu bạn có nhiều cảm nghĩ bấm nhiều hợp âm chận quá sẽ đau tay chẳng qua do bạn bấm chận quá mạnh.
Trọng lượng đối với sức ép
Trước tiên, hãy phân tích cách chận hợp âm. Bạn có để cho trọng lượng của tay và trọng lực giúp bạn không?
Nhận xét về việc góc độ của cổ, của cánh tay, cộng với trọng lực kéo đôi vai xuống được phối hợp như thế nào để định hướng một cách tự nhiên trọng lực ngược vào mặt cần đàn. Hãy tin điều này được cảm nhận dễ dàng hơn là diễn tả bằng lời.
 Nên chọn lựa
Một yếu tố khác mà bạn cần biết trong việc giải quyết vấn đề chận hợp âm là tính lựa chọn. Hãy hình dung một cách chính xác nốt nhạc nào phải đàn, nốt nhạc nào có thể lướt bỏ qua bởi vì nhiều khi bạn không cần phải tận dụng hết chiều dài của ngón tay để cố chặn hết các nốt nhạc mà đàn.

Thường thường bạn sẽ thấy rằng cái mà làm cho ngón tay bạn không dễ chịu chút nào là
khi phải duỗi thẳng hoàn toàn nó để chặn hợp âm,hay phải ấn mạnh lên đốt xương giữa. Bạn có cần phải đè ấn hoàn toàn ngón tay lên sáu dây khi đàn? Có lẽ không nên như vậy. Những nốt nhạc nào trong hợp âm thật sự cần phải đàn cho kêu khi bấm chận?
Trả lời: Nốt Si ở dây thứ sáu, nốt Fa, dây thứ hai và Si trên dây thứ nhất. Chỉ ba nốt! Do vậy, trong trường hợp này, bạn không cần phải ấn ép đốt xương giữa. Bạn có thể thả lỏng nó và như vậy ngón tay trông sẽ hơi cong khi chận hợp âm.
Và đây là một bài tập nốt nữa dành cho bạn.
Nhẹ nhàng chận ngón lên phím thứ bảy. Khi đàn nốt nào thì chỉ cần dùng phần tương ứng của ngón tay để ấn mà thôi. Nếu tiếng nhạc bị đục, để sửa, lăn nhẹ hay dịch chuyển ngón tay cho đến khi tiếng nhạc được phát ra rõ ràng bởi vì ngón tay của mỗi người thường khác nhau cho nên bạn phải tự thí nghiệm.

TỔNG KẾT
Đối với tôi dường như mọi vấn đề dính líu tới bàn tay phải là do bạn duy trì sự căng cứng không cần thiết. Do thói quen bạn duy trì sự căng cứng chuyển ngón hay cả khi không đàn một nốt nhạc nào. Điều này hoàn toàn không nên làm nếu bạn muốn hoàn thiện kỹ thuật cho bàn tay trái và muốn đi xa hơn nữa.
Nguon Internet

Comments