Các loại lọc dùng cho bể cá cảnh

Ai cũng biết, cá sống nhờ nước. Nước là yếu tố vô cùng quan trọng cho sự sống của cá cảnh, mà chất lượng nước thì gần như không phải vùng nào cũng giống nhau; ngay mùi vị cũng khác nhau. Trong khi đó đa số cá cảnh lại rất mẩn cảm mùi và vị của nước. Do đó nếu được nuôi trong môi trường nước tốt thì sức khoẻ cá tốt. Ngược lại, gặp nước không thích hợp thì cá khó sống và bị chết.

Máy lọc có vai trò quan trọng trong bể cá cảnh, không chỉ giúp làm trong sạch nước mà còn cải thiện chất lượng nước. Để thực hiện được một máy lọc bể cá tốt, đầu tiên các bạn cần nắm rõ nguyên lý làm việc của máy lọc

I. Nguyên lý làm việc của máy lọc : Máy lọc cần đảm bảo đủ 3 yếu tố sau
1. Lọc sinh học
Đây là loại lọc quan trọng nhất trong bể cá vì nó loại những chất thải độc hại như amonia và nitrite. Amonia và nitrite hình thành chủ yếu từ chất thải của cá. Cả hai đều có tính độc rất cao đối với cá. Lọc sinh học thực hiện cả quá trình khử nitơ trong bể cá, chuyển nitrate thành khí nitơ. Nitrate được hình thành bởi những vi khuẩn nitrat hóa từ nitrite.
2. Lọc cơ học
Loại lọc này giúp nước sạch và không có chất bẩn. Nó loại bỏ các vật chất lơ lửng qua những hộp lọc. Dòng nước từ máy bơm sẽ qua các tấm tơ sợi và các chất bẩn được giữ lại. Nhiều hệ thống lọc cơ học đặt ngầm có thể loại bỏ các chất bẩn trên sỏi. Hệ thống lọc cơ học có thể loại bỏ các chất bẩn nhỏ tới 3 micron và có loại có thể loại cả những vi khuẩn có hại hoặc tảo chết. Tuy nhiên hệ thống này nên được làm vệ sinh thường xuyên vì nó dễ bị nghẽn.
3. Lọc hóa học
Loại lọc này có thể ổn định thành phần hóa học trong bể cá của bạn. Những chất bẩn hóa học thường hòa tan vào nước nên lọc cơ học không thể loại bỏ chúng, nhưng lọc hóa học làm được điều này. Loại lọc hóa học phổ biển nhất là lọc dùng carbon. Nó có những tấm carbon giữ lại những hóa chất bẩn trong những lỗ nhỏ li ti. Loại lọc này có thể loại bỏ đồng, ozone, chlorine, kháng sinh, một vài protein và đường hòa tan, iodine, thủy ngân, coban, sắt, xanh methylen, malachite green, thuốc nhuộm hữu cơ, thuốc có gốc sulfa và nhiều nguyên tố cũng như hợp chất khác. Và khi bạn muốn sử dụng hóa chất để điều trị bể cá bạn phải loại bỏ lọc hóa học ra. Than bùn dùng để làm giảm pH và độ cứng của nước nhưng làm nước bị đen đi
II. Các vật liệu lọc phổ biến dùng cho bể cá cảnh:
1. Bông lọc :
Chọn loại tơi, xốp, ép thành bản, không rữa trong nước 
Dùng loại màu trắng dễ nhìn thấy bông bẩn và k có phẩm nhuộm
Lưu ý: Đừng tái sử dụng - Sau khi bị vò giặt bông sẽ bị bết không thoát nước tốt dẫn tới tắc lọc .
Giá bán trên thị trường : 5.000 đồng/1 miếng (400x400mm)
2. Bông lọc đen :
Hình dạng như đệm lò xo, kê dưới giúp nước thoát nhanh hơn

3. Bùi nhùi lọc:

Có tác dụng không khác sứ lọc và nham thạch ! Tuy nhiên giá thành khủng (900.000/ 1 tấm 1m x1m)
4. Sứ lọc:
Đây là vật liệu rất cần thiết cho hệ thống lọc bởi trên thân sứ có hàng triệu lỗ li ti, đây là nơi trú ngụ cho rất nhiều vi sinh vật có lợi nhằm cải thiện và duy trì chất lượng nước tốt. Cụ thể như sau:
+ Tăng cường trao đổi chất của cá và loại bỏ chất độc trong nước
+ Loại bỏ kim loại nặng
+ Phân giải mùn bã hữu cơ trong nước
+ Kiểm soát sự tăng trưởng của tảo và vi khuẩn có hại
+ Bổ sung khoáng chất và nguyên tố vi lượng 
Các loại sứ theo chất lượng : Bacteria House > Sứ lọc lỗ (nhăn - sần sùi) > sứ lọc trắng (nhám nhám như viên đường)
5. Đa nham thạch:
Tác dụng chả khác gì sứ lọc
Ngoại trừ : Rẻ hơn , bẩn hơn (rửa khổ hơn) , vệ sinh dễ xước tay chân hơn , và nặng hơn sứ lọc
6. San hô vụn
 
Tác dụng giữ vi sinh và tăng PH
7. Quả cầu Bio Ball


Về tác dụng : giúp các vi sinh có ích bám vào , tăng khả năng hòa tan oxy vào nước
Vị trí : Sau ngăn lọc thô hoặc ngăn cuối
8. Hạt lọc kaldnes

Comments